Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những mùi hôi nhà vệ sinh cực kỳ khó chịu. Bất cứ vị trí nào kết nối với cống thoát nước như ga thoát sàn, lavabo, bồn cầu,.. đều có thể là những nguồn gây mùi. Nếu không tìm ra được nguyên nhân và xử lý triệt để thì dù bạn có dọn phòng vệ sinh sạch sẽ đến đâu cũng rất khó để loại bỏ những mùi hôi này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm gây mùi khó chịu và cách khắc phục nhanh và triệt để nhất..
Thế nào là mùi hôi nhà vệ sinh?
Mùi hôi là những mùi gây ra sự khó chịu cho khứu giác khi chúng ta hít phải. Mùi hôi có nhiều nguồn phát ra khác nhau. Trong đó mùi hôi nhà vệ sinh chính là mùi phát ra từ bên trong hệ cống thông qua các thiết bị, phụ kiện của nhà vệ sinh nên còn gọi là mùi cống hay mùi hôi cống. Mùi hôi nhà vệ sinh chính là mùi của khí hydrogen sulfide (H2S) – Sản phẩm của sự phân hủy chất hữu cơ có trong hệ thống thiết bị vệ sinh hay cống thoát nước thải.
Mùi hôi cống ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Nếu hít phải mùi hôi nhà vệ sinh trong một thời gian dài và liên tục sẽ tác động xấu đến sức khỏe khứu giác và tâm lý, dễ gây ra tâm trạng bực bội, stress ở người lớn, quấy khóc, biếng ăn ở trẻ em
Các nguyên nhân chính và cách khắc phục
Các nhà vệ sinh hiện đại thường được cấu thành từ nhiều thiết bị, phụ kiện. Mỗi thiết bị, phụ kiện này đều có những chức năng riêng, tuy nhiên có một điểm chung liên kết giữa chúng đó là khả năng sinh mùi trong quá trình sử dụng.
Vậy, có những nguồn gây mùi nào? Cách khắc phục ra sao? Đọc tiếp nội dung dưới đây chúng ta sẽ có được câu trả lời chính xác.
Nguồn 1: Mùi hôi đi lên từ thoát sàn
Thoát sàn là đường thoát nước chính. Thông thường với những ngôi nhà hoặc căn hộ sử dụng dưới 1 năm sẽ ít khi gặp phải vấn đề mùi. Còn khi đã ở thời gian lâu hơn thế thì nhà vệ sinh rất dễ bị mùi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mùi hôi nhà vệ sinh.
Sở dĩ một thời gian sử dụng mới bị mùi là vì khi đó đường ống nhà vệ sinh đã tích tụ chất bẩn, chất thải và tạo ra mùi cũng như khí hơi bên trong.
Khí hơi nồng nặc sẽ tạo thành áp lực đẩy ngược lại mùi vào trong gian vệ sinh và cả gian nhà của bạn. Càng dùng lâu, khí hơi sẽ càng mạnh, mùi hôi sẽ càng nồng nặc. Những mùi này không những gây khó chịu rất nhiều mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.
Nguồn 2: Mùi hôi nhà vệ sinh từ bồn cầu
Đây chính là nguyên nhân gây mùi hôi nhà vệ sinh phổ biến thứ hai. Thông thường khi lắp bồn cầu xuống lỗ thoát thải, sẽ phải lắp thêm 1 gioăng cao su. Nếu thợ lắp đặt không lắp gioăng này hoặc lắp bị lệch thì đều làm cho bồn cầu sẽ bốc mùi nồng nặc.
Nguồn 3: Mùi hôi nhà vệ sinh do bể phốt bị đầy
Bể bốt bị đầy là tình trạng xảy ra sau nhiều năm sử dụng. Bạn sẽ nhận ra tình trạng này khi có hiện tượng ọc khí trong bồn cầu, bồn cầu bị rút nước hoặc trào ngược chất thải.
Nguồn 4: Mùi hôi từ lavabo – chậu rửa mặt
Mùi hôi nhà vệ sinh bắt nguồn từ lavabo thường ít hơn, nhưng không phải không có. Lavabo là vị trí để rửa mặt, đánh răng, rửa tay… Dưới lavabo là đường ống thoát nước. Chất bẩn tích tụ lâu ngày cũng có thể gây mùi ẩm thấp, ngai ngái, khó chịu.
Ngoài ra các vị trí ống nối dưới lavabo cũng có thể gây mùi. Nếu các ống bị dò nước, bị thủng, hoặc bị lỏng lẻo, mùi sẽ từ đó bay lên.
Nguồn 5: Mùi hôi do nhà vệ sinh quá bẩn
Là khi lâu ngày bạn chưa dọn rửa nhà vệ sinh của mình. Tường ốp và sàn bị mốc, nhầy, ố vàng, các thiết bị bị bám cặn canxi. Bồn cầu, lavabo bị ố, keo xi măng bị mốc,…Đây chính là các đặc điểm nhận dạng tố cáo nhà vệ sinh của bạn đã quá bẩn. Hãy “vượt lười” và cọ rửa ngay. Nếu phòng vệ sinh của bạn bẩn thỉu và bừa bộn, bạn không những phải chịu mùi mà nguy cơ mắc các bệnh về da và hô hấp luôn rình rập bạn.
Căn vệ sinh thường là nơi ít thông thoáng. Nên không những bạn cần phải vệ sinh thường xuyên, mà bạn còn phải bật quạt thông gió thường xuyên.